Mikhail Filiponenko,ạnnứtgiữatìnhbáoUkrainevàphươngTâsv388 đăng nhập quan chức do Nga bổ nhiệm tại tỉnh Lugansk, ngày 8/11 thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe. Tình báo quân đội Ukraine (GUR) nhanh chóng nhận trách nhiệm tiến hành vụ đánh bom.
Đây là một phần trong chiến dịch phá hoại, ám sát ở hậu phương Nga do tình báo Ukraine tiến hành, với mục tiêu khiến người Nga cảm nhận được "thực tế tàn khốc" của chiến tranh. Tuy nhiên, những hoạt động đó cũng khiến các cơ quan tình báo phương Tây bất an, gây căng thẳng với GUR và các tổ chức tình báo khác của Ukraine.
Phương Tây đã tích cực hỗ trợ cho tình báo Ukraine kể từ năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Liên minh châu Âu (EU) tìm cách cải cách Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), trong khi Anh và Mỹ hợp tác nhiều hơn với GUR và Cơ quan Tình báo Đối ngoại (SZRU).
Anh năm 2015 triển khai Chiến dịch Quỹ đạo, một phần trong đó nhằm cải thiện năng lực tình báo quân đội Ukraine. Mỹ hỗ trợ về nhân sự, cung cấp thiết bị nghe lén và thậm chí tài trợ cho GUR xây dựng trụ sở mới vì lo ngại Nga cài thiết bị theo dõi ở cơ sở cũ.
"Các hoạt động hợp tác này giúp tình báo Ukraine nâng cao năng lực tấn công", chuyên gia Mark Galeotti, giám đốc công ty tư vấn an ninh Mayak Intelligence có trụ sở ở Anh, nhận định. "CIA từng giúp GUR tăng cường năng lực giám sát liên lạc di động tại vùng Donbass và SBU đã lợi dụng điều này để ám sát các quan chức do Nga bổ nhiệm".
Sau khi chiến sự bùng phát vào tháng 2/2022, tình báo phương Tây chia sẻ nhiều hơn thông tin hơn với Ukraine, đặc biệt là dữ liệu mục tiêu theo thời gian thực, giúp họ tập kích các sở chỉ huy và trận địa pháo của Nga.
Đổi lại, các điệp viên của Ukraine hoạt động trên lãnh thổ Nga cũng được coi là nguồn thông tin quý giá cho phương Tây, trong bối cảnh tình báo Mỹ và châu Âu ngày càng khó hoạt động trên đất Nga. Một nguồn tin thuộc Bộ Ngoại giao Anh thừa nhận họ đang phải dựa nhiều hơn vào Ukraine để thu được một số thông tin tình báo nhất định về Nga.
Tuy nhiên, quan hệ giữa lực lượng tình báo Ukraine và phương Tây trong những tháng gần đây trở nên căng thẳng do ba yếu tố.
Đầu tiên là phương Tây bày tỏ lo ngại về nỗ lực cải cách thiếu triệt để trong SBU, dù Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 7/2022 đã cách chức lãnh đạo cơ quan này là Ivan Bakanov và mở đợt cải tổ.
Một nhà ngoại giao châu Âu làm việc tại thủ đô Kiev của Ukraine cho biết họ thừa nhận đảm bảo an ninh là ưu tiên hàng đầu trong thời điểm xảy ra xung đột, song lo ngại SBU đang tận dụng điều này như cái cớ để không phải tiến hành nỗ lực cải cách theo hướng dân chủ.
Nhưng đây chỉ là vấn đề nhỏ so với nỗi lo ngại của phương Tây về chiến lược "đưa chiến sự lên đất Nga" của tình báo Ukraine, khi lực lượng này không chỉ ám sát các chỉ huy quân đội, mà còn nhắm vào các quan chức chính trị của đối phương.
"Ukraine tin rằng điều này sẽ khiến người Nga phản đối xung đột, song nhiều quan chức phương Tây cho rằng nó có thể gây tác dụng ngược", ông Galeotti nhận định.
Nga nhiều lần tuyên bố Ukraine đang làm theo lệnh của phương Tây. Bởi vậy, tình báo Anh, Mỹ lo ngại rằng Nga có thể coi các cuộc đánh bom, ám sát trên lãnh thổ nước này là đòn tấn công ủy nhiệm của phương Tây và có thể tiến hành đáp trả trực tiếp nhằm vào họ.
Lý do thứ ba khiến tình báo phương Tây lo ngại là họ có cảm giác Ukraine không hoàn toàn minh bạch về kế hoạch hành động của mình với cả những đồng minh thân cận nhất.
Đây là điều khiến các lãnh đạo tình báo phương Tây đến nay vẫn tranh cãi về tính đúng - sai trong một số chiến dịch hành động của SBU và GUR.
Trong khi đó, một cựu sĩ quan tình báo Ukraine cho rằng "các quốc gia dùng máy bay không người lái (UAV) để hạ đối phương từ bên kia bán cầu khó có thể phàn nàn về phương pháp hành động của chúng tôi". "Đây là cuộc chiến sinh tồn của Ukraine", cựu sĩ quan này nói. "Các đồng minh không nên trói tay chúng tôi".
Theo chuyên gia Galeotti, Ukraine có rất ít lý do để thay đổi chiến lược hay cách tư duy này, do "họ không tin điều đó sẽ tác động mạnh đến chính sách của phương Tây".
Khi được hỏi liệu áp dụng đường lối mang tính ôn hòa hơn có hợp lý hay không, một quan chức Ukraine tuyên bố "bất cứ thay đổi nào cũng phải mất vài tháng mới cho thấy kết quả". Quan chức ngoại giao Ukraine cho rằng những lời phàn nàn của phương Tây "không làm giảm mức độ hợp tác tình báo" giữa hai bên.
Bất chấp chính sách hợp tác tình báo giữa phương Tây và Ukraine khó thay đổi, những tranh cãi vừa qua là dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa hai bên ngày càng tăng, chuyên gia Galeotti nhận định. "Đôi khi phương Tây tin rằng họ biết rõ nhất về tình hình, điều này khiến phía Ukraine cảm thấy khó chịu".
Cựu sĩ quan tình báo Ukraine cho biết "giống như cách chúng tôi đang dạy cho binh sĩ NATO các tác chiến xe tăng, các bạn sẽ sớm nhận thấy rằng chúng tôi có nhiều điều để dạy về cuộc chiến tình báo bí mật với Nga".
Nguyễn Tiến(Theo Times)